Độ Chống Nước Đồng Hồ Là Gì? Những Câu Hỏi Thường Gặp

Độ Chống Nước Đồng Hồ Là Gì?

Độ chống nước hay khả năng chống nước của đồng hồ (water-resistant) là một thuật ngữ thường thấy trong hầu hết các tài liệu đi kèm khi mua đồng hồ, thậm chí nó còn được khắc ở mặt lưng đồng hồ, cho thấy giới hạn tối đa mà đồng hồ vẫn có thể chạy được ổn định dưới nước. Cho dù bạn là một vận động viên bơi lội, thợ lặn hay chỉ đơn thuần có ý định tìm kiếm một chiếc đồng hồ thể thao bền bỉ, bạn cũng nên dành thời gian để xem xét đến độ chống nước của đồng hồ và cân nhắc cẩn thận trước khi mua, nó sẽ giúp bạn giữ cho chiếc đồng hồ luôn an toàn và hoạt động ổn định trong nhiều năm liền. 

Watch Water Resistance Explained

Đặc biệt, đối với đồng hồ lặn chuyên dụng, độ chống nước của đồng hồ thường được in trực tiếp trên mặt số. Ngoài ra, các mẫu đồng hồ lặn đạt tiêu chuẩn ISO 6425 sẽ được in dòng chữ DIVER’S LM hay DIVER’S WATCH LM với L cho biết độ sâu tối đa, tính bằng mét và được đảm bảo bởi nhà sản xuất. Ví dụ như dòng đồng hồ lặn Citizen Promaster có mặt số in dòng chữ Eco-Drive DIVER’S 200m

ĐỘ CHỐNG NƯỚC LÀ WATER-RESISTANT HAY WATERPROOF?

Độ chống nước của đồng hồwater-resistant. Trong khi đó, waterproof là mức độ không thấm nước của đồng hồ. 

Mức Độ Không Thấm Nước (Waterproof) Là Gì? 

Waterproof là một thuật ngữ cho thấy khả năng không thấm nước của đồng hồ. Nhưng thực tế thì không có chiếc đồng hồ là không thấm nước cả. Luôn tồn tại một giới hạn về áp lực nước mà một chiếc đồng hồ không thể vượt qua. Thuật ngữ “waterproof” ngụ ý rằng đồng hồ không thể bị rò rỉ trong bất kỳ trường hợp nào – không có hơi ẩm nào thấm vào vỏ và xâm nhập vào bộ máy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bất cứ điều gì cũng có thể bị rò rỉ. Vì vậy, trong ngành công nghiệp đồng hồ, người ta chỉ thường đề cập đến khả năng chịu được áp lực nước của đồng hồ là “water-resistant”.

True meaning of Waterproof / Water resistance ratings | DIY Watch Club

Mặt Lưng Đồng Hồ Có Dòng Chữ “Water Resistant” Nghĩa Là Gì? 

Bất cứ đồng hồ nào có dòng chữ “Water Resistant” ở mặt lưng hay vỏ máy có nghĩa là nó được đảm bảo chống lại độ ẩm từ môi trường xung quanh. Nó có thể chịu được một chút nước bắn ra khi rửa tay, hoặc dính mưa nhỏ. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là bạn nên đeo chiếc đồng hồ này khi đi bơi hoặc đi tắm. 

Nước là một trong những kẻ thù lớn nhất của đồng hồ. Nếu bạn đi bơi hoặc chơi thể thao, bạn nên kiểm tra thông số kỹ thuật của đồng hồ để biết chính xác nó có khả năng chống nước bao nhiêu. Những chiếc đồng hồ thể thao có vỏ máy trông khá cồng kềnh và to, nhưng bộ máy thì nhỏ gọn và khá tinh tế. Không gian còn lại là của những miếng đệm chữ o (hay còn gọi là gioăng) thường được làm bằng cao su hoặc silicon, có khả năng bảo vệ không cho nước xâm nhập. Theo thời gian, gioăng đồng hồ bị khô và mất đi độ đàn hồi vốn có. Điều này giải thích vì sao việc kiểm tra nước cho đồng hồ cần được thực hiện thường xuyên để thay gioăng khi cần thiết, nếu không bộ máy sẽ rất nhanh bị hư hỏng do nhiễm nước. 

Water Resistant mark - Wikipedia

ATM Hoặc Bar Nghĩa Là Gì?

ATM (atmosphere) hoặc bar là các đơn vị đo được ngành công nghiệp đồng hồ sử dụng để biểu thị lượng áp lực mà đồng hồ có thể chịu được, không phải độ sâu tối đa mà đồng hồ có thể đeo dưới nước. ATM là viết tắt của atmosphere, 1 atmosphere tương đương với khoảng 10 mét hoặc gần bằng 33 feet (chính xác là 33.8995 feet). Và 1 bar là một cách nói khác của 1 ATM. 

    • 1 Bar = 1 ATM
    • 1 ATM = 33 feet = 10 mét

Ví dụ: 1 chiếc đồng hồ có khả năng chống nước 100 mét tương đương với 10 ATM hay 330 feet. 

Đồng Hồ Lặn Khác Với Đồng Hồ Thông Thường Ở Điểm Nào? 

Đồng hồ lặn là loại đồng hồ thể thao có thiết kế chuyên dụng dưới nước và có thể chịu được độ sâu ít nhất 100 mét (theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 6425 đặt ra cho đồng hồ lặn). Đồng hồ lặn đặc trưng bởi vỏ máy kín: bao gồm một núm vặn kháng nước (screw-down crown), một nắp lưng vặn (screw-down caseback), các gioăng ốp kính, gioăng núm và gioăng đáy chắc chắn đóng vai trò như hàng rào bảo vệ bộ máy. Nếu bạn đang có kế hoạch thường xuyên bơi, lặn, lướt sóng hoặc tham gia các hoạt động bãi biển với chiếc đồng hồ của mình, bạn nên cân nhắc đến những dòng đồng hồ lặn cao cấp để tránh những hư hao đáng tiếc. In-Depth: Chronograph Vs. Dive Watch: Which Is More Practical For Real Life  Timing? - Hodinkee

ĐỒNG HỒ ĐI BƠI VÀ TẮM

Một giọt nước xâm nhập vào bộ máy đồng hồ cũng có thể gây ra thiệt hại lớn. Điều đầu tiên cần làm là đặt đồng hồ lên bóng đèn, hoặc sấy với nhiệt độ ấm, hay thậm chí là đặt lên bộ tản nhiệt để làm ấm mặt lưng. Điều này sẽ hong khô các bộ phận mỏng manh trong bộ máy. Bạn cũng có thể đặt đồng hồ ở nơi khô thoáng để nhưng nên tránh ánh nắng trực tiếp, vì nó sẽ làm giãn nở một số bộ phận trong bộ máy. Để an toàn nhất, bạn nên mang đồng hồ của mình đến những địa điểm bảo dưỡng và sửa chữa đồng hồ uy tín để họ kiểm tra nước bằng các dụng cụ chuyên nghiệp, cũng như sửa chữa kịp thời nếu có hư hỏng.

Bạn không nên đeo đồng hồ khi đi tắm, trừ khi là loại đồng hồ có độ chống nước từ 50 mét và được làm từ những vật liệu bền bỉ. Một số loại dầu gội, xà phòng và các chất tẩy rửa khác có tính ăn mòn cao đối với những bộ phận mỏng manh của đồng hồ, vì thế mà nó sẽ gây hư hỏng nếu tiếp xúc thường xuyên. Nếu chẳng may để đồng hồ tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh, bạn nên rửa lại bằng nước sạch và hong khô càng nhanh càng tốt. 

Có thể, nhưng điều kiện là những chiếc đồng hồ lặn cao cấp đến từ những thương hiệu uy tín trên thị trường hiện nay, tiêu biểu như đồng hồ OMEGA Seamaster Diver Chronograph 300m/1000ft.  

Mặc dù đồng hồ chronograph thường được chế tác rất tốt và có khả năng chống nước cao hơn so với các tính năng khác, nhưng chúng không phải lúc nào cũng thích hợp cho những chuyến bơi lặn. Đồng hồ chronograph có thiết kế vỏ phức tạp nên có khá nhiều khe hở để nước xâm nhập: 2 nút bấm, núm vặn, ốp kính và mặt lưng.

Dưới đây là một số lưu ý để bảo vệ chiếc đồng hồ chronograph của bạn khi ở dưới nước:

    • Không bao giờ xoay vòng bezel, xoay núm điều chỉnh hoặc bấm các nút khởi động chronograph khi ở dưới nước vì điều này sẽ làm biến dạng giăng, khiến đồng hồ hở để nước xâm nhập. Thứ duy nhất mà bạn nên thao tác trên chiếc đồng hồ lặn của mình là van thoát khí Heli
    • Luôn kiểm tra để đảm bảo núm điều chỉnh screw-down crown của bạn đã được vặn chặt vào vỏ máy. 

Có một quan điểm rất phổ biến khi bạn tìm hiểu về đồng hồ lặn: Việc bơi lặn gây ra sự thay đổi áp suất ngay tức thì – mặc dù nó chỉ kéo dài trong vài giây nhưng lại có thể gây ra chấn động lớn đối với những loại đồng hồ thông thường không dùng để lặn. Khả năng chống nước của đồng hồ cho thấy áp suất mà nó có thể chịu đựng trong phòng thí nghiệm. Thực tế, thời điểm bạn xuống nước, áp suất lập tức thay đổi, đòi hỏi đồng hồ phải vượt qua mức chống nước được đề xuất. Việc ngụp lặn trên mặt nước trong hồ bơi nhiều lần (và đập mạnh cổ tay xuống mặt nước mỗi lần) cũng sẽ đẩy lượng áp lực tác động lên đồng hồ vượt quá giới hạn của nó, lúc này nước sẽ bị ép qua các miếng gioăng và xâm nhập vào bộ máy. Vì thế bạn nên chọn một chiếc đồng hồ lặn có độ chống nước từ 200 mét. 

Nhưng trong một đề tài bàn luận của Hodinkee về đồng hồ lặn, họ đã chỉ ra một nghiên cứu thực tế rằng: bạn sẽ phải di chuyển cánh tay của bạn 32 dặm/giờ để nâng cao áp lực bởi một bầu không khí (tương đương với thêm 33 feet hoặc độ sâu 10 mét), điều này là hoàn toàn không thể nào. Ngay khi bạn khua tay liên tục dưới nước thì các gioăng đồng hồ của không có khả năng bị biến dạng. Thế nên, thực tế thì bạn hoàn toàn có thể lặn giải trí với những chiếc đồng hồ lặn 100 mét và bơi với đồng hồ có độ chống nước 50 mét.

Không nên đeo đồng hồ dây da để đi bơi. Dây da không nên bị ướt. Việc tiếp xúc với độ ẩm cao, ánh sáng mạnh trực tiếp và các sản phẩm mỹ phẩm hoặc dầu sẽ khiến chất liệu da bị xuống cấp và hư hỏng, chẳng hạn như bị ố hoặc đổi màu. Nếu dây da của bạn vô tình tiếp xúc với nước, hãy lau khô nó ngay lập tức bằng một miếng vải mềm thấm hút để hạn chế hư hỏng thêm. 

kiểm tra chống nước cho đồng hồ

Chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra nước cho đồng hồ ít nhất mỗi năm một lần, nhưng phần lớn điều này phụ thuộc vào sinh hoạt đời sống của mỗi người. Ví dụ, một người thường xuyên lướt sóng — ra vào vùng nước mặn và ra vào những nơi có cát — nên kiểm tra đồng hồ của họ vài lần một năm. Nước muối đặc biệt gây ăn mòn nhiều trên tất cả các bộ phận của đồng hồ, cuối cùng dẫn đến mức độ chống nước của đồng hồ giảm xuống theo thời gian.

Mỗi chiếc đồng hồ được kiểm tra một chút khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là trước tiên phải đảm bảo rằng tất cả các gioăng đều được bịt kín và có khả năng chống nước. Theo thời gian, các miếng đệm sẽ cần được thay thế và bôi trơn.

Bạn có thể mang đồng hồ đến chính cửa hàng mà bạn đã mua, hoặc các địa điểm bảo dưỡng và sửa chữa đồng hồ uy tín như Luxury Shopping Care với trụ sở tại 331, Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3. 

Để lại lời nhắn cho Luxury Shopping Care nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến độ chống nước của đồng hồ nhé. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *