đồng hồ cơ là gì? khám phá cỗ máy phức tạp bên trong chúng

Đồng Hồ Cơ Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Nhắc đến đồng hồ đeo tay, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hai loại đang phổ biến trên thị trường là đồng hồ pin (Quartz Watches) và đồng hồ cơ khí (Mechanical Watches). Tuy nhiên đồng hồ chuyển động cơ trong tiềm thức nhiều người vẫn còn khá mơ hồ vì chưa hiểu rõ thật sự bản chất của nó. 

tìm hiểu về đồng hồ co

Qua đó để giải đáp đầy đủ và cụ thể hơn, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quan và phân biệt các loại mechanical watches đang hiện có trên thị trường.

Lịch sử hình thành và nguồn gốc

Đồng hồ cơ đầu tiên được phát minh ở nước Anh do một tu sĩ người Ý thiết kế vào năm 1275, bởi vì những tu sĩ Công giáo có quy định rất nghiêm ngặt về lịch trình cầu nguyện cũng như công việc hằng ngày nên họ đã yêu cầu chế tạo đồng hồ. Ban đầu là một chiếc đồng hồ rất lớn chỉ với một kim giờ.
 
Năm 1370, những mẫu đồng hồ dần phổ biến ở Pháp và Anh. Mãi đến năm 1541, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ ra đời, do lệnh cấm đeo trang sức nên các thợ kim hoàn ở Geneva buộc lòng phải học cách chế tạo đồng hồ từ những người tị nạn từ Pháp và Ý. 
đồng hồ cơ lên dây cót thủ công Patek Philippe
Đến thế kỷ thứ 16, ngoài sắt, đồng và bạc là vật liệu chính dùng để chế tác đồng hồ, sau đó đồng hồ chạy bằng lò xo được phát triển.
 
Năm 1574 đồng hồ bỏ túi được phát minh với chất liệu bằng đồng. 
 
Năm 1620 mặt kính đồng hồ được giới thiệu và nhanh chóng được điều chỉnh lên các mô hình đồng hồ cao cấp.
 
Năm 1680 kim phút lần đầu tiên được thêm vào đồng hồ. 
 
Năm 1675 vành tóc được phát minh là một yếu tố quan trọng của đồng hồ cơ giúp cỗ máy có bộ dao động điều hòa
 
Năm 1690 kim giây xuất hiện. 
 
Năm 1700, đồng hồ đeo tay dần trở nên phổ biến với nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau. 
 
Năm 1716, một người Anh tên George Graham phát minh ra bộ thoát, tiền đề cho bộ thoát cơ học mang lại độ chính xác cao.
 
Đặc biệt vào năm 1770, Abraham-Louis Perrelet phát minh ra một cơ chế tự lên dây cót
 
Vào năm 1795, Abraham-Louis Breguet người sáng lập nên thương hiệu đồng hồ cao cấp Breguet phát minh ra bộ thoát Tourbillon
 
Năm 1812, Breguet sáng tạo ra chiếc đồng hồ đeo trên cổ tay đầu tiên dành cho Caroline Murat và Nữ hoàng của Naples. 
 
Đến năm 1822, Nicolas Rieussec nộp bằng sáng chế “đồng hồ bấm giờ bằng giây”, mở ra kỷ nguyên của đồng hồ chronograph, hay còn gọi là đồng hồ bấm giờ. 
 
Năm 1915: Breitling ra mắt một trong những chiếc đồng hồ đeo tay cơ học có tính năng Chronograph đầu tiên. Vớt nút bấm ở vị trí 2 giờ, tách biệt với núm điều chỉnh, thay vì tích hợp vào nó như trên các đồng hồ bấm giờ của pocketwatch thời đó.
 
Năm 1926 thế giới ghi nhận mẫu đồng hồ đầu tiên có sự xuất hiện của một cánh quạt rotor tự động. Cơ chế lên dây này được thiết kế bởi nhà chế tác đồng hồ người Anh John Harwood, dựa trên chiếc đồng hồ mà Abraham-Louis Perrelet đã nghĩ ra cho pocketwatch trong thế kỷ 18.
 
Theo nhiều tài liệu ghi nhận, mẫu đồng hồ lặn cơ học lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1926 và mẫu đồng hồ này có tên Oyster – tiền thân của mô hình Rolex Oyster lừng danh. Đây cũng là chiếc đồng hồ với cơ chế cơ học chống nước đầu tiên trong lịch sử 
 
Năm 1931, công ty Thụy Sỹ LeCoultre & Cie và công ty Jaeger của Pháp hợp tác lại với nhau để sản xuất ra bộ sưu tập đồng hồ Reverso cơ học đặc trưng với bộ vỏ hình chữ nhật, có thể trượt sang một bên và lật lại với mục đích bảo vệ mặt kính đồng hồ. Vào năm 1937 hai công ty hợp lại trở thành Jaeger-Lecoultre ngày nay.
 
Vào năm 1969, thế giới đồng hồ đón nhận một phát minh quan trọng đó là mô hình đồng hồ cơ chronograph automatic đầu tiên trên Thế giới được giới thiệu. Thứ nhất là bộ máy Calibre 6139 được chế tạo từ hãng Seiko, thứ hai đó chính là El Primero đến từ thương hiệu cao cấp Zenith.
 
Khủng hoảng thạch anh chính thức bắt đầu từ năm 1970 nhưng không vì thế mà đế chế đồng hồ cơ học bị lãng quên. Tựa như một chất xúc tác quyết định lại thị trường, các thương hiệu đồng hồ lớn đã tập trung phát triển, đua nhau cho ra mắt những mẫu đồng hồ cơ với những tính năng độc đáo, sử dụng các vật liệu tiên tiến cùng những cơ chế được cấp bằng sáng chế và tạo nên những trang sử mới tiếp theo đầy hào hùng cho thế giới đồng hồ. 
 
mechanical watches - đồng hồ cơ
 
Tóm lại, đồng hồ cơ khí là những mẫu đồng hồ nam và nữ vận hành bởi bộ chuyển động có kết cấu hoàn toàn từ các thành phần như dây tóc, bánh răng, ngựa, gioăng,…được lắp ráp, liên kết và vận hành cùng nhau. Khác với đồng hồ Quartz là đồng hồ hoạt động bằng pin, đồng hồ chuyển động cơ học là những cỗ máy rất phức tạp và có lịch sử lâu đời.  
 
Đối với nhiều người dùng, kể cả người đã quen dùng đồng hồ và cả những người chỉ mới tìm hiểu về đồng hồ thì đồng hồ cơ khí hay được nhận biết là đồng hồ tự động. Về lý thuyết, đồng hồ cơ bao gồm đồng hồ để bàn, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay,… đồng hồ automaticcơ bản chỉ là cơ chế vận hành. Nói cho dễ hiểu đã là đồng hồ automatic thì chắc chắn là đồng hồ cơ, nhưng gọi đồng hồ cơ khí là đồng hồ automatic thì chưa hẳn là đúng.

Phân loại các kiểu đồng hồ cơ học

Đồng hồ cơ được phân loại dựa trên cơ chế lên cót, chính vì vậy trên thế giới đã chia thành 3 loại cơ bản:
  • Đồng hồ lên cót bằng tay (mechanical hand winding, hand-wound)
  • Đồng hồ lên cót tự động (automatic, self-winding)
  • Đồng hồ vừa tự động vừa lên cót

Đồng hồ lên cót bằng tay

Phổ biến nhất vẫn là đồng hồ lên cót bằng tay, đối với mẫu đồng hồ này, người dùng sẽ phải thường xuyên lên cót bằng cách vặn núm điều chỉnh, vặn đến khi cót căng cứng thì dừng lại. Do việc phải thường xuyên lên dây cót để nạp năng lượng nên nhược điểm của loại này là tốn công và làm núm điều chỉnh mất thẩm mỹ do phải tiếp xúc nhiều lần hoặc bị hỏng do lên cót quá tay. 

Đồng hồ cơ lên dây thủ công Patek Phillippe – 6300G – GRAND COMPLICATIONS 
 
Tính tiện lợi của đồng hồ cơ lên cót bằng tay là không cần phải đeo thường xuyên, các bộ phận cấu tạo bên trong được cấu tạo rất phức tạp, tinh xảo và sắp xếp đẹp mắt.
 

đồng hồ cơ tự động (automatic)

Bộ máy của chúng hoạt động dựa vào chuyển động của cổ tay, vì thế đồng hồ cơ automatic không cần phải nạp năng lượng bằng cách lên cót thủ công, vừa tránh làm mất thẩm mỹ đồng hồ lại vừa tiện lợi khi cứ đeo là đồng hồ sẽ chạy. Tuy nhiên nếu không đeo trong một thời gian dài, đồng hồ sẽ ngưng hoạt động.

bộ máy chuyển động automatic vacheron constantin

Bộ chuyển động Caliber 1120 QPSQ Automatic đến từ Vacheron Constantin
 
Đồng hồ tự động chiếm được cảm tình từ những người dùng hiện đại, cho giá trị cũng như sự tiện lợi của nó.
 

Đồng hồ cơ vừa tự động vừa lên cót

Đồng hồ vừa tự động vừa lên cót chính là sản phẩm của công nghệ hiện đại thường xuất hiện ở những mẫu đồng hồ cơ đời mới. Loại này vừa tích hợp tính năng tự động vừa có thể lên dây cót thông qua núm, bao trọn các ưu điểm của hai loại trên nên nhận được rất nhiều sự yêu mến từ người dùng.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

Các thành phần chính cấu tạo nên bộ chuyển động cơ học:

  • Bánh răng cuộn: là một bánh răng thép nhỏ được nối liền với cơ cấu lên dây cót , được đặt vuông góc với bánh xe truyền động có tác dụng vận chuyển năng lượng đến dây cót và cơ cấu bánh cóc.
  • Dây cót: là một lò xò xoắn bằng thép được sử dụng làm nguồn điện trong đồng hồ lên cót thủ công hoặc đồng hồ automatic
  • Cơ cấu bánh cóc: nằm dưới dây cót, cơ cấu bánh cóc có tác dụng truyền năng lượng từ bánh răng cuộn đến dây cót
  • Bánh xe trung tâm: nhận nguồn năng lượng từ dây cót, bánh xe trung tâm kết nối với bánh xe giờ và phút 
  • Bánh xe phút: được liên kết với bánh xe trung tâm, bánh xe phút giúp kim phút hoạt động
  • Bánh xe giờ: được liên kết với bánh xe phút, bánh xe giờ giúp kim giờ hoạt động
  • Bánh xe gai (bánh nhện): có hình dạng giống con nhện với kích thước rất nhỏ có tác dụng truyền năng lượng từ bộ chuyển động sang bánh xe cân bằng thông qua pallet
  • Pallet: còn được gọi là đòn bẩy, pallet dao động dẫn đến sự chuyển động của bánh xe cân bằng và được điều khiển bởi vòng xoắn tinh tế được gọi là sợi tóc
  • Jewel: là những viên đá tổng hợp cứng có màu hồng với tác dụng làm giảm ma sát của các chuyển động tăng độ bền cho đồng hồ
  • Sợi tóc: là một lò xo cân bằng được nối liền với bánh xe cân bằng có tác dụng điều khiển tốc độ của đồng hồ
  • Bánh xe cân bằng: được xem như là trái tim và là bộ phận đếm giờ chính của đồng hồ, bánh xe cân bằng chuyển động qua lại tựa như con lắc với mục đích giữ nhịp cho cỗ máy

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ:

Dựa trên hình ảnh trên, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được nguyên lý hoạt động cơ bản của đồng hồ cơ thủ công như sau:
 
Khi người dùng lên dây cót đồng hồ thông qua núm điều chỉnh, nguồn năng lượng sẽ được truyền đến bánh răng cuộn – bộ phận được liên kết trực tiếp với với núm và truyền động cho cơ cấu bánh cóc, cơ cấu bánh cóc sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ giúp dây cót (lò xo) cuộn chặt. Sau đó năng lượng sinh ra trong bộ máy đồng hồ đến từ việc kéo giãn dây cót và việc kéo giãn này phải được kiểm soát để đảm bảo chúng diễn ra một cách chậm rãi.
 
lên dây cót cho đồng hồ cơ
Lên cót đồng hồ sẽ giúp lò xò cuộn chặt
 
Để kiểm soát quá trình này giúp năng lượng không bị tiêu biến, dây cót sẽ được nối với bộ bánh xe trung tâm cụ thể là hệ thống bao gồm ít nhất bốn bánh răng riêng biệt chịu trách nhiệm chuyển phần năng lượng lưu trữ đến bánh xe gai. Bánh xe gai có nhiệm vụ truyền lực theo dạng dao động đều đến đòn bẩy, đòn bẩy sẽ đón nhận đủ năng lượng cần thiết cho trái tim của bộ máy – chính là bánh xe cân bằng. Đòn bẩy xoay quanh trục giúp bánh xe cân bằng đập hoặc dao động theo chuyển động tròn lúc này sợi tóc nằm bên trong bánh xe cân bằng có tác dụng kiểm soát dao động giúp bánh xe cân bằng hoạt động ổn định và chính xác.
 
Cách thức hoạt động của bánh răng cân bằng
Cách thức hoạt động của bánh răng cân bằng
 
Sau khi đã cân bằng được nguồn năng lượng, kim phút và kim giờ sẽ hoạt động dựa trên tần số dao động của bánh xe cân bằng. Nguyên lý hoạt động này phù hợp với tất cả các mô hình đồng hồ có bộ chuyển động cơ học chẳng hạn như Hand-Winding hoặc Automatic. 
 

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ automatic:

Chuyển động tự động hay được biết đến cái tên Self – Winding hoặc Automatic là hình thức thứ hai của chuyển động cơ với cơ chế tự lên dây cót.
 
bánh đà patek philippe
Bánh đà bằng vàng trên đồng hồ Patek Philippe
 
Khi đeo đồng hồ và hoạt động cổ tay thường xuyên, dao động của cổ tay sẽ giúp cho bánh đà (rotor) trong đồng hồ tự động di chuyển tạo nên năng lượng mà không cần phải lên dây cót. Năng lượng từ bánh đà sẽ chuyển hóa xuống cầu nối, cầu nối sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận năng lượng của bánh đà thông qua các bánh răng truyền xuống bánh xe cân bằng và dây tóc. 

tiện lợi và hạn chế

Về mặt tiện lợi

Đồng hồ cơ rõ ràng là một món phụ kiện độc đáo được dùng để xem giờ thường do các quý ông chọn lựa với mục đích khẳng định bản thân, thể hiện rõ sự đẳng cấp, đôi khi còn là thú vui đam mê sưu tầm. Do kết cấu trong từng cỗ máy đều rất phức tạp, những chuyển động cơ học nhiều công đoạn, chi phí giá thành cao, giá trị lịch sử phong phú, cơ chế hoạt động thú vị nên đồng hồ hand-wingding nghiễm nhiên được rất nhiều cánh mày râu chọn để làm phụ kiện trang sức cho riêng bản thân. Nhất là những bộ sưu tập đồng hồ cơ lộ máy cực kỳ tinh xảo.
 

đồng hồ cơ nam

Đồng hồ cơ là món trang sức đẳng cấp dành cho nam giới
 
Hoạt động không cần đến pin. Đồng hồ cơ được nạp năng lượng thông qua việc lên dây cót bằng tay hoặc chuyển động cổ tay (automatic) nên người dùng không bao giờ phải cần đến việc phải thay thế pin. Chỉ cần lên dây cót và đồng hồ sẽ tự hoạt động. Vì thế tuổi thọ của đồng hồ cơ là khá cao.
 
Kim thời gian lướt mượt mà. Đối với một số người, chuyển động mượt mà của kim giây trên mặt số có tính thẩm mỹ cao hơn so với chuyển động nhích từng giây (phát ra tiếng kêu tick tock tick tock) trên các mẫu đồng hồ quartz. Nếu bạn là một người quan trọng yếu tố này, đây sẽ là lựa chọn đúng đắn.
 
Sống mãi với thời gian. Nếu để ý một chút, có những cỗ máy cơ được sản xuất từ thế kỷ trước vẫn có thể hoạt động tốt cho đến ngày nay. Tuổi thọ trung bình của đồng hồ cơ cao hơn nhiều so với đồng hồ thạch anh chạy pin, chính vì thế việc đầu tư một cỗ máy cơ cao cấp sẽ là món quà lịch sử hoàn hảo cho các thế hệ sau này, đôi khi giá trị của chúng có thể vẫn sẽ được giữ nguyên hoặc tăng thêm.
 

Một số hạn chế của đồng hồ cơ

Đầu tiên chắc chắn là việc phải thường xuyên lên dây cót. Hầu hết những mẫu đồng hồ cơ có thể hoạt động trong hai ngày liên tiếp mà không cần phải lên dây nhưng nhiều chuyên gia khuyên rằng người dùng nên lên dây cho nó mỗi ngày một lần. Để làm gì? Tất nhiên là để đảm bảo sự hoạt động ổn định của cơ chế cũng như đảm bảo độ chính xác, không nên để đồng hồ ngừng hoạt động rồi lên dây. Vì làm vậy sẽ khiến cho độ sai số bị tăng lên.
 
lên dây cót đồng hồ cơ
Nhạy cảm với môi trường. Bởi vì kết cấu của đồng hồ cơ được tạo nên từ nhiều bộ phận phức tạp nên chuyển động của nó rất nhạy cảm với môi trường. Độ ẩm, bụi, va đập và từ trường là một số yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế bên trong. Tuy nhiên với những công nghệ tiên tiến hiện đại, các nhà sản xuất đồng hồ đã tinh chỉnh, thiết kế và điều chỉnh lại để đồng hồ chịu được các yếu tố này nhưng không có gì là hoàn hảo. Chính vì thế nếu đã chọn đồng hồ cơ để sử dụng, bạn nên cẩn thận và quan tâm chăm sóc nó trong môi trường tốt nhất.
 
Độ chính xác không ổn định. Mỗi cỗ máy cơ được chế tạo chất lượng có khả năng giữ thời gian chính xác đến 99,999% (tức là chỉ sai số khoảng ±1 giây mỗi ngày), nhưng theo thời gian độ chính xác sẽ bắt đầu giảm dần. Cứ sau 5 đến 10 năm hoạt động, bạn cần phải mang đồng hồ của mình ra các thợ đồng hồ để điều chỉnh và duy trì độ chính xác. Hơn nữa, không phải tất cả đồng hồ cơ đều được tạo ra như nhau, một số chính xác, một số có độ sai cao hơn. Nếu có nhu cầu sử dụng và quản lý thời gian ổn định, bạn nên mua đồng hồ thạch anh.
 
đồng hồ cơ Omega chống từ trường
Đồng hồ Omega Seamaster Aqua Terra với tính năng chống từ trường
 
Đắt. Do được cấu tạo từ nhiều thành phần, vận dụng sự khéo léo và kỹ thuật chính xác từ các thợ đồng hồ có độ chuyên môn cao nên giá thành của đồng hồ cơ luôn nằm ở phân khúc đắt đỏ. Jaeger-Lecoultre, Rolex, Vacheron Constantin, Omega, Breguet, Patek Philippe,… đây đều là những thương hiệu chuyên sản xuất đồng hồ cơ cao cấp đã xây dựng được một kho tàng di sản đồng hồ cực kỳ to lớn với mức giá đắt đỏ, nhưng chính vì mức giá đắt đỏ đó sẽ là tiêu chuẩn quyết định giá trị của tuyệt tác thời gian cũng như khẳng định được sự đẳng cấp của người sở hữu. Chính vì thế khi đã muốn đầu tư cho chính mình một chiếc đồng hồ cơ thật đặc biệt thì đừng ngại chi tiền, dành sự ưu tiên hàng đầu cho những thương hiệu nổi tiếng nhé. 
 
Nhìn chung, bất kỳ mẫu đồng hồ nào cũng sẽ có những ưu điểm riêng của nó. Cái quan trọng là sở thích và nhu cầu sử dụng của người dùng. Nếu phụ nữ yêu thích cái đẹp và thường xuyên lựa chọn những mẫu đồng hồ hàng hiệu thời trang để chưng diện vì đối với các quý ông, gu chơi đồng hồ cơ cũng là một sở thích hay ho và có phần khó đoán định.

Vì sao nên chọn đồng hồ cơ?

Một chiếc đồng hồ quartz sẽ cho thời gian chính xác hơn so với đồng hồ cơ, bất kể bộ máy cơ học đó có mức giá hàng chục nghìn đô la hay hàng trăm nghìn đô la, nhưng thực tế yếu tố này không phải là điều quan trọng. Vậy tại sao vẫn nên mua một chiếc đồng hồ cơ khí?
 
Đó là vì bạn sẽ cảm thấy hãnh diện và tự hào cũng như được người khác đánh giá cao món phụ kiện bạn đeo trên cổ tay – giống như một tác phẩm nghệ thuật mà bạn chiêm ngưỡng. Cho dù dòng thời gian có trôi qua nhanh như thế nào, cho dù Thế giới đang luôn phải cập nhật những công nghệ kỹ thuật tinh vi đến nhường nào thì đồng hồ cơ vẫn hoạt động và sử dụng các kỹ thuật đã được phát minh và áp dụng từ hàng trăm năm trước. Đó là một nghệ thuật nối tiếp có liên quan, một điểm thực sự quan trọng mà chỉ xuất hiện bên trong các mô hình đồng hồ cơ.
 
đồng hồ cơ mang lại giá trị đẳng cấp
Đồng hồ cơ mang lại giá trị đầy đẳng cấp
 
Đồng hồ cơ, chúng được chế tác bên trong những xưởng sản xuất riêng biệt bởi các thợ đồng hồ lành nghề tài hoa, những người đã trải qua rất nhiều kinh nghiệm trong khoảng thời gian dài để học hỏi, tiếp thu những giá trị cao nhất trong khâu chế tạo đồng hồ, chúng còn được phát triển bởi những nhà nghiên cứu lâu năm, trải qua những bài kiểm tra khắt khe nhất với mục đích cuối cùng là mang đến sự trải nghiệm thời gian hoàn hảo cho người dùng.
 
Khi đeo những mẫu đồng hồ với thiết kế cơ học cùng các tính năng cao cấp, niềm tự hào và hãnh diện luôn thường trực và tự nhiên sẽ có xu hướng tự tin hơn khi giao tiếp với mọi tầng lớp trong xã hội, điều này đặc biệt đúng với những doanh nhân thành đạt, những người quan trọng đến địa vị xã hội, quan tâm đến sự hào nhoáng, thể hiện sự đẳng cấp.
 
Mặc dù đồng hồ cơ đòi hỏi một khoản đầu tư không hề khiêm tốn nhưng nếu bạn sở hữu một chiếc đồng hồ với bộ chuyển động cơ học phức tạp từ những thương hiệu cao cấp thì xin chúc mừng bạn đã trở thành một chủ sở hữu đáng tự hào.
 
 
Luxury Shopping Care